Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

CẢI TIẾN QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ GIẢM THAO TÁC THỪA BẰNG AGV ROBOT

VNA và giấc mơ về một nền công nghiệp robot phát triển. Các nhà nghiên cứu của công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam ( VNA ) tin rằng các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực và trí tuệ để chế tạo ra các robot phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp với giá thành thấp hơn so với các sản phẩm robot nhập khẩu. 



Do đó VNA đã chọn và nghiên cứu phát triển robot agv một loại robot tự động vận chuyển hàng hóa trong các nhà xưởng, nhà máy công nghiệp.

AGV robot của VNA không hề thua kém so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.


Lợi thế cạnh tranh của VNA đó chính là chi phí sản xuất thấp. Sản phẩm robot agv của VNA có giá chỉ bằng 1/3 các sản phẩm cùng loại của các sản phẩm nhập khẩu.

Vận chuyển nguyên vật liệu trong nhà máy là công việc nhàm chán, chi phí nhân công cao, nhân công làm việc không tập trung gây mất an toàn...

Cải tiến công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu trong dây chuyền sản xuất, giảm thao tác thừa và giảm thời gian tổn thất trong quá trình sản xuất bằng robot agv


CẢI TIẾN QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ GIẢM THAO TÁC THỪA BẰNG AGV ROBOT


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Tương lai của robot công nghiệp

Với sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực máy học và trí tuệ nhân tạo, vai trò của robot ngày càng nổi bật trong kinh doanh và cuộc sống. Đó là những nhận định ban đầu về tương lai của robot:

“Trong nền kinh tế toàn cầu, các nhà sản xuất đang ngày càng sử dụng nhiều các chiến lược tự động hóa trong nhà máy của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh” – Enrico Krog Iversen, Giám đốc điều hành, Universal Robots nói.

Làm thế nào để luôn tiến lên phía trước và cạnh tranh với các nhà sản xuất từ các nước khác? Đó là câu hỏi hóc búa của các nhà sản xuất trong nền kinh tế châu Á và khu vực Đông Nam Á. Điều này càng quan trọng hơn bởi sự cần thiết của việc phải duy trì các tiêu chuẩn cao, không có sai sót và quản lý chi phí nhân lực tăng cao.

Đây là lúc mà tự động hóa bước vào. Robot không chỉ phá vỡ sự đơn điệu của một dây chuyền sản xuất và hạn chế rủi ro tay nghề, nhân viên cũng có thể được điều chuyển làm các công việc khác mà chuyên môn của họ có thể được sử dụng tốt hơn.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng khi triển khai trong quá trình sản xuất, robot nâng cao hiệu quả, tối đa hóa năng suất và góp phần tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn.

Quản lý chất lượng:

Robot với biên độ lỗi thấp đảm bảo cải thiện việc kiểm soát chất lượng và cung cấp cho các nhà sản xuất sự tự tin cần thiết để tập trung vào đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh. Ví dụ: một robot mà hoạt động trong một biên độ lỗi +/- 0.1mm giảm đáng kể thời gian người lao động tiêu tốn cho việc kiểm tra chất lượng. Nó cũng ngăn ngừa lãng phí các nguồn tài nguyên trong việc sửa chữa các sai số.

Tương tự như vậy, độ chính xác ổn định khi làm việc của robot góp phần loại bỏ sai sót từ nhân viên và quan trọng hơn là tai nạn lao động. Như vậy, robot xử lý các công việc mang tính chính xác cao, hoặc làm giảm sai sót, loại bỏ tai nạn lao động và tăng tính ổn định về chất lượng. Điều cấp bách là khả năng đánh giá và nắm bắt công nghệ của nhân viên để nhận thấy đầy đủ các lợi ích của robot

Hiệu quả hoạt động và lãi:

Robot dễ dàng lập trình và triển khai là một lợi thế cạnh tranh trong môi trường có nhịp độ sản xuất cao ngày nay, các sản phẩm phải mang lại được hiệu quả về chi phí. Bởi không cần có một chuyên gia công nghệ để thiết lập và cài đặt các robot sản xuất có nghĩa là các công ty sẽ đỡ tốn thời gian triển khai, tăng tốc năng suất và tối đa hóa đầu tư. Hơn nữa, các nhà sản xuất tiết kiệm không gian cần thiết cho các robot, một lần nữa tiết kiệm tiền cho chi phí bất động sản có giá trị.

Nhận thức chung là tất cả các robot thì to lớn, nặng nề và phức tạp. Không nhất thiết như vậy với trường hợp ra đời của robot di động và nhỏ gọn hơn, khi triển khai chiến lược, công nghệ này có thể mang lại một tác động lớn đến nhà sản xuất. Robot nhỏ có thể tận dụng tối đa khoảng không gian hiện có, do đó tăng tính khả thi của việc triển khai.

Các robot nhẹ có thể dễ dàng gắn trên tường hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, tăng độ linh hoạt cho quá trình sản xuất. Đây là một lợi thế khi các nhà sản xuất cần phải mở rộng, di chuyển hoặc phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Robot Công Nghiệp

Robot công nghiệp hiện được đánh giá là công cụ lao động của tương lai. Có khả năng chiếm đến 80% năng suất và là lực lượng sản xuất chính trong tất cả các lĩnh vực. Từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ ruộng vườn đến công xưởng, nhà máy. Và đây là thời điểm quan trọng, nhạy cảm để thay đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng robot công nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như thế giới.

Robot công nghiệp là gì?

Robot là một loại máy có thể thực hiện công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Robot công nghiệp được lập trình sẵn theo một trình tự nhất định và sử dụng mục đích phục vụ công việc lắp ráp, sản xuất hoặc chế biến sản phẩm. Robot hỗ trợ rất nhiều cho con người. Đặc biệt là trong những môi trường khắc nghiệt, độc hại và nguy hiểm. Robot công nghiệp có tính chính xác cao và hiệu quả vượt trội so với sản xuất thủ công.

Ngoài định nghĩa trên thì Robot công nghiệp có thể được định nghĩa theo một số tiêu chuẩn
sau:
Theo tiêu chuẩn RIA của Mỹ (Robot institute of America):

Robot là một tay máy vạn năng có thể lặp lại các chương trình, được thiết kế để di chuyển vật liệu, chi tiết, dụng cụ, hoặc các thiết bị chuyên dùng thông qua các chương trình chuyển động có thể thay đổi để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau.
Theo tiêu chuẩn AFNOR của Pháp:

Robot công nghiệp là một cơ cấu chuyển động tự động có thể lập trình, lặp lại các chương trình, tổng hợp các chương trình đặt ra trên các trục tọa độ, có khả năng định vị, định hướng, di chuyển các đối tượng vật chất như chi tiết, đạo cụ, gá lắp theo những hành trình thay đổi đã được chương trình hóa nhằm thực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau
Theo tiêu chuẩn TOCT 25686-85 của Nga

Robot công nghiệp là tay máy có một số bậc tư do hoạt động và thiết bị điều khiển theo chương trình, có thể tái lập trình để hoàn thành các chức năng vận động và điều khiển trong quá trình sản xuất.
2. Ứng dụng của robot công nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0

Trong Cách mạng công nghiệp 4.0 việc ứng dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Trên thế giới đã có nhiều nhà máy sử dụng toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa, đưa rô-bốt vào thay thế sức lao động của con người, tạo ra các sản phẩm tốt, độ chính xác cao

Hiện nay trên thế giới, do nhu cầu sử dụng robot ngày càng nhiều trong các quá trình sản xuất phức tạp với mục đích góp phần nâng cao năng suất dây chuyền công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng, và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời cải thiện điều kiện lao động, nên robot công nghiệp cần có những khả năng thích ứng tốt và thông minh hơn với những cấu trúc đơn giản và linh hoạt.

Có thể kể đến một số ứng dụng điển hình của robot trên thế giới như:
Robot song song dùng trong phân loại và đóng gói sản phẩm: IRB 660 Flex Palletizer, IRB 340 FlexPicker, IRB 260 FlexPicker. Các robot này có thể gắp lần lượt các hộp vắc xin bại liệt từ băng tải và đặt nó vào thùng gồm 20 hộp một cách chính xác.
Robot sơn và phun sơn: Được ứng dụng khá nhiều trong sơn gỗ, sơn thép
Robot dùng trong công nghệ ép phun nhựa: IRB 6650 của hãng ABB có thể thao tác nhanh, dễ dàng lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ở vị trí tách khuôn, giám sát, làm sạch, điều khiển chất lượng dựa trên camera.
Robot gắp hàng, Robot bốc xếp hàng hóa hay Robot bốc dỡ hàng hóa: Đây là thiết bị Robot đa dạng nhất với điều khiển tự động
Robot vận chuyển và đóng gói sản phẩm: Robot đóng gói và vận chuyển trong phạm vi rộng các sản phẩm khác nhau: giường đóng gói phẳng và ngăn kéo.
Robot hàn công nghiệp hay robot hàn tự động: phục vụ cho ngành ô tô xe máy, với tỷ lệ hơn 70% số robot đang hoạt động, phải kể đến là robot hàn tự động Panasonic.
Ngoài ra, robot còn có nhiều lĩnh vực được nghiên cứu như robot dịch vụ, robot dùng trong lĩnh vực quân sự, robot di động đồng thời kết hợp với nhận dạng và điều khiển trên cơ sở xử lý những thông tin hình ảnh, đặc biệt là kết hợp với xử lý ngôn ngữ.




Tại Việt Nam

Ở nước ta, ứng dụng của robot công nghiệp rất đa đạng, tùy vào những nghành, công việc khác nhau mà ta có thể áp dụng những robot công nghiệp riêng biệt. Dưới đây là một số nghành trong hệ thống sản xuất mà áp dụng robot công nghiệp.
Công nghiệp đúc: robot làm nhiệm vụ rót kim loại nóng chảy vào khuôn, cắt mép thừa, làm sạch vật đúc hoặc làm tăng bền vật đúc bằng cách phun cát.
Ngành gia công áp lực: các quá trình hàn và nhiệt luyện thường bao gồm nhiều công việc độc hại và ở nhiệt độ cao, điều kiện làm việc khá nặng nề, dễ gây mệt mỏi nhất là ở trong các phân xưởng rèn dập.
Ngành gia công và lắp ráp: robot thường được sử dụng vào những việc như tháo lắp phôi và sản phẩm cho các máy ra công bánh răng, máy khoan, máy tiện bán tự động.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm robot công nghiệp sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và những lợi ích mà robot công nghiệp đem lại trong lĩnh vực sản xuất của mình. Nếu bạn có câu hỏi cần tư vấn các sản phẩm và cần một giải pháp về robot công nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi, để được đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm tư vấn miễn phí.

Vai Trò Của Robot Công Nghiệp


Trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 phát triển và có nhiều đột phá, Công nghệ robot đang được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế.



Ưu tiên hàng đầu khi thiết kế robot chính là sự an toàn. Các robot đầu tiên ra mắt vào những năm 90 không có động cơ và người công nhân sẽ chịu trách nhiệm vận hành. Các mô hình sau này có thêm động cơ vận hành, mặc dù vẫn còn khá hạn chế. Ngoài ra, robot phải thông minh hơn các robot công nghiệp truyền thống, phải có nhận thức về bối cảnh, chuyển động của cả robot và con người nhằm mục đích hỗ trợ công nhân một cách an toàn nhất.
Trong các nhà máy, Robot công nghiệp gia công kim loại, cắt may và chế biến thực phẩm.
Nhà sáng lập dự án Robot 3T cũng cho biết, một robot đa năng tại nước ngoài 6 bậc tự do có giá 30-40 nghìn đô la Mỹ, ứng dụng vào các sản phẩm phục vụ thị trường ASEAN...
Trong công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm , Robot tạo ra năng xuất không giới hạn, độ chính xác cao.
Trong ngành khoa học, nghiên cứu, Robot hỗ trợ tạo điều kiện tối ưu cho nghiên cứu hoặc phân tích với độ chính xác 0.1mm (0.004 in).
Tại Nhật Bản và các nước phát triển, Robot thay thế con người làm việc, quản lý và giải trí.
Nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh
Robot thay thế con người làm công việc hằng ngày với hiệu quả và linh hoạt chưa từng thấy.
Đưa Robot và phát triển giáo dục, trở thành công cụ giảng dạy.
Dữ liệu của Liên đoàn robot quốc tế (IRF) cho thấy, trong năm 2015, ngành công nghiệp sản xuất có 66 robot trên mỗi 10.000 người lao động. Năm 2017, dữ liệu tăng lên 77 robot trên 10.000 người lao động. Lượng robot xuất khẩu cực kì lớn, mang lại lợi nhuận cho nhiều tập đoàn.
Theo những nhà tổ chức triển lãm lần này, ngành công nghiệp robot có thể phát triển gấp 10 lần hiện nay trong 15 năm tới và sẽ đạt giá trị khoảng 8,1 tỷ USD. Đi kèm những phát minh hiệu quả đó thì việc sản xuất hàng lọat Robot công nghiệp sẽ đe dọa con người về cuộc sống, cơ hội nghề nghiệp.

Mối tương tác chặt chẽ giữa người và robot sẽ dẫn đến gia tăng năng suất và một quy trình sản xuất hiệu quả hơn, tạo ra mức lợi nhuận lớn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên tại Việt Nam và 1 và quốc gia nhỏ khác,nhưng thực tế để ứng dụng rô-bốt tại Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn về nhân sự. Mặc dù việc tự động hóa có thể giải phóng sức lao động, vốn đầu tư hệ thống công nghệ, trình độ kỹ thuật... Theo báo cáo của Bộ Công thương, hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư, ứng dụng những công nghệ mới, công nghệ lõi vào quá trình sản xuất còn thấp.

Các viện nghiên cứu, trường đại học cần phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ sản xuất, sáng tạo và phát triển sản phẩm mới. Khi đã có nguồn nhân lực, trí tuệ và một hệ thống hạ tầng, các ngành công nghệ cao sẽ có thể phát triển ở Việt Nam, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế thuận lợi để phát triền ngành công nghiệp chế tạo Robot nói chung và công nghiệp 4.0 nói riêng.